Saturday, May 11, 2019

KHAO KHÁT BẢO HIỂM NGHỈ MÁT


KHAO KHÁT BẢO HIỂM NGHỈ MÁT


Ngày 11/05/2019                                                                moäc . theákhoâng

Tóm tắt đề mục:
1. Khơi mào
2. Tự trào
3. Kết nào

1. Khơi mào:
Số là đệ nhất giai nhân sắp sửa có một chuyến vi hành ngắn hạn trong miền xác định có dạng đường cong chữ S.

Hiện tại nàng có một cảm giác thật là hài lòng (satisfied) và mạnh mẽ (strong). Giờ chỉ cần chuẩn bị tinh thần cho một chuyến đi được đóng “dấu ấn” safe and sound nữa là xong. Hai chữ tiếng Anh cuối có thể dịch nôm na là “bình an vô sự” hay “thượng lộ bình an”.

Tác giả và Mộc Thanh Nga trong một chuyến đi nước ngoài.

Muốn được như vậy phải có kế hoạch hành động hợp lý, chứ mong cầu suông sao được. Gia đình mình và một số bạn bè thân hữu thường chọn một hãng bảo hiểm yêu thích mỗi khi có dịp đi nước ngoài, nhưng khổ nỗi họ chả quan tâm gì đến bảo hiểm du lịch nội địa. Vấn đề là ở chỗ í.
Mấy chuyến đi trong nước của cả gia đình trong suốt thời gian vừa qua chẳng có bảo hiểm gì cả, mà mình lại không thích phó thác cho số phận may rủi chút nào cả.

Bực mình quá, mình chất vấn mấy em tư vấn “chẳng lẽ lữ khách đường xa mới gặp rủi ro di chuyển ở ngoài nước nên bọn em mới cung ứng dịch vụ?”.

Còn tức mình quá, mình lại tiếp tục truy vấn mấy em tư vấn “chả nhẽ lữ khách đường gần không gặp rủi ro di chuyển ở trong nước nên tụi em không cung cấp dịch vụ?”.

“Bộ mấy cưng căm ghét thị trường nội địa dữ vậy hả? Có lý do chính đáng mà không quá đáng nào không?”.

Mình hành văn như vậy cho nó có vẻ đầy khẩu khí, tạo không khí kịch tính cho bạn thôi, chứ trên thực tế không có bực mình gì hết, thậm chí khi hỏi mình mềm mỏng dễ sợ luôn nha:

Này mấy cưng, anh hài lòng đến nao lòng về dịch vụ bảo hiểm du lịch quốc tế của tụi em từ thời tám hoánh nào rồi. Hãng tụi cưng làm bảo hiểm du lịch toàn cầu, vậy sẵn đây có tiện tay “bắc cầu” ngay tại Việt Nam để phục vụ anh luôn hôn?

Mình tự nhận cách đặt câu hỏi nêu trên quá đỗi ngọt ngào, nhưng mình cũng thú nhận đôi khi sự ngọt ngào làm cho con người ta ngao ngán, theo kiểu chán như con dán.

Nhưng tóm lại rốt cuộc thì sao? Không một lời đáp, tất cả chỉ là một sự im lặng đáng sợ!

Truy, truy rất nhiều
Nhưng nhận chẳng có bao nhiêu
Người ta dạ rồi làm lơ vội kiếu.

Chỉ có đôi ta… mà thôi hát làm cái quái gì, mời bạn đọc sang phần 2 ngay và luôn đi cho nó nhanh và lành.


2. Tự trào:
Thú thật, nàng cũng không quan tâm gì đến bảo hiểm chuyến đi trong nước lắm đâu, chẳng qua mình hơi “ga-lăng-xăng”, nên muốn ghi thêm một vài điểm cộng.

Xin nói luôn để bạn khỏi mắc công trêu ghẹo mình nhé. Thiệt tình giờ đây mình đã trở thành một “con nghiện bảo hiểm” ở mức độ hết thuốc chữa rồi.

Nêu luôn vài ví dụ về đối tượng bảo hiểm dưới đây mà nàng và mình đã từng biết sử dụng dù chỉ như cơn gió thoảng, mà lòng cứ vui thông thoáng:

Tác giả và Mộc Thanh Nga trong một chuyến đi nước ngoài.

i.  Bảo hiểm NGƯỜI: nói dài dòng là bảo hiểm nhân thọ (life insurance).

ii. Bảo hiểm NHÀ: nói dài dòng là bảo hiểm nhà cửa/ bất động sản (home care insurance).

iii. Bảo hiểm XE: nói dài dòng là bảo hiểm xe cộ/ phương tiện (auto care insurance).

iv. Bảo hiểm CON: nói dài dòng là bảo hiểm giáo dục/ tương lai con cái (child education insurance).

v.  Bảo hiểm BỊNH: nói dài dòng là bảo hiểm chăm sóc sức khỏe/ khám chữa bệnh (health care insurance).

vi. Bảo hiểm ĐI: nói dài dòng là bảo hiểm du lịch (travel insurance). À, riêng cái món thứ sáu này thì mình chỉ bị lõm phần nội địa thôi (domestic travel insurance).
     
     Lý do dùng duy nhất một chữ “ĐI” là để em nó tương đồng với năm anh ở trên. Đố bạn “Travel” mà không “Đi” đó. Kiểu gì cũng “đi” dù là đường bộ, đường biển hay đường hàng không, kể cả có ai đó “khuân vác” cái tấm vai gầy guộc nhỏ của bạn, có đúng không nào.

Với sáu “chứng bệnh nghiện bảo hiểm” nói trên, mà nói bổ dọc xuống cho thuận miệng là NGƯỜI – NHÀ – XE – CON – BỊNH – ĐI, thú thật mình “nghiện” tất. Thôi, bạn cũng chớ mũi lòng hay ra vẻ thông cảm trước căn bệnh “nghiện bảo hiểm” trầm kha của mình nhé.

Nói thật lòng, nhờ biết cách “nghiện” chúng một cách tinh tế và điệu nghệ trong đôi bàn tay pha chế trong tiết chế dựa trên ngân sách gia đình vốn như thế, nên gia đình mình mới thêm phần bình an: một sự bình an chủ động!

Nếu một trong sáu “chứng bệnh” nói trên rời khỏi mình, lìa xa mình thì gia đình mới lo lắng trước rủi ro bị “viêm màng túi” bất cứ lúc nào khi biến cố vô thường ập đến, có thể cuốn sạch mọi thu nhập tích lũy của gia đình chỉ trong một tích tắc. Khi đến hạn hay hết hạn hợp đồng, nhớ tái tục trong cảm xúc, chớ tái tục trong lục đục nhé!

Xin hỏi nhỏ một câu trong sáu “chứng bệnh nghiện bảo hiểm” nói trên, bạn không “dính” vào một em nào ư? Sao lại hay thế nhỉ? Riêng mình thì mình chịu.

Đến đây, nếu bạn biết thông tin hữu ích có thể giúp mình khắc phục phần bảo hiểm nội địa thì giới thiệu giúp nha. Nếu bạn là nhà tư vấn bảo hiểm nghỉ mát, lẽ nào ta lại không tương tác?

Tại sao dùng từ “bảo hiểm nghỉ mát”? Trời ơi, đi du lịch (travel) mà không “nghỉ mát”, chả nhẽ “nghỉ nóng” à?

Nãy giờ đùa vui theo ván bài lật úp, đến giờ nghiêm túc theo ván bài lật ngửa nha. Dưới đây là một vài thông số để bạn xem xét tư vấn giúp nhé:

i.   Phạm vi bảo hiểm (coverage): có trên 30 hạng mục không?
ii.  Số tiền bảo hiểm (sum assured): có lên đến 01 tỷ đồng không?
iii. Thời hạn bảo hiểm: có chấp nhận dưới 14 ngày/chuyến không?


3. Kết nào:
Khao khát bảo hiểm nghỉ mát
Thân mình bớt lo hết đát
Tình mình keo sơn thơm ngát
Đời mình bền hơn giây lát.

Nghỉ nóng sao bằng nghỉ mát
Nghỉ mát thôi đừng hờn mát
Nghỉ mát vui đời ca hát
Nghỉ mát bố ai chẳng khát?


-----
mộc.thếkhông
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
gìn Nàng giữ Nhạc  |  gìn Lộc giữ Lời  |  gìn Đời giữ Đạo

[Music Blog]   : mocquockhanh.blogspot.com
[Finance Blog]: mocphuckhang.blogspot.com
[Zen Blog]       : mocthekhong.blogspot.com
[E-mail]           : moc.quockhanh@gmail.com

09 06 99 99 00


No comments:

Post a Comment