CUNG ĐÀN LA THỨ -
CUNG ĐỜI THỨ THA
(1)
Cung đàn lúc giáng1 lúc thăng2
Cung đời cũng có giáng thăng như thường.
Cung đàn si giáng3 la thăng4
Gọi tên hai đứa, một đằng mà thôi.
(2)
Cung đàn thăng quá em van
Anh lên lố phách, em van anh à.
Cung đàn giáng quá em xìu
Anh xuống lơi nhịp, em xìu anh ơi.
(3)
La thăng la giáng la bình5
La gì cũng đánh xập xình thế thôi.
La bình la giáng la thăng
La gì cũng đánh hung hăng vài bài.
(4)
La thăng la giáng la trừ6
La gì cũng hát ứ hừ thế thôi.
La trừ la cộng7 la không8
La gì cũng hát xóc hông vài bài.
* * * * * * *
* * *
Giường đàn mộc.quốckhanh |
(5)
Cung đàn giáng xuống thăng lên
Cung đời giáng xuống thăng lên bình thường.
Cung đàn thôi giáng thụt thăng
Về “em” la thứ9, lìa “chàng” la thăng.
(6)
Âm hình la thứ tuyệt hay
Tình đời em hát tuyệt hay tuyệt vời.
Tâm tình la thứ diệu vời
Tình người em hát duyệt vời diệu hay.
(7)
La thăng la giáng la bình
La gì cũng khảy tận tình nhé anh.
La bình la giáng la thăng
La gì cũng gảy tung tăng vài bài.
(8)
La thăng la giáng la trừ
La gì cũng hát tâm từ nhé em.
La trừ la cộng la không
La gì cũng xướng âm thông vài bài.
* * * * * * *
* * *
(9)
Anh đàn la thứ cho em
Em cười tha thứ cho anh thật lòng.
Anh đàn cung thứ cho em
Em cười dung thứ cho anh tận lòng.
(10)
Cung đàn anh ấn cung Mi10
Cung Mi vuốt nét chân mi mịn màng.
Cung đàn anh nhấn cung Sol11
Cung Sol phối sắc cây son hồng đào.
(11)
Cung đàn anh bấm cung Si12
Cung Si trổ ngón cây si nồng nàn.
Cung đàn anh lướt cung La
Cung La lả lướt cũng là cho em.
(12)
Cung đàn phối khí âm dương
Cung đời phối thức yêu thương
Cung đàn hòa dấu đôi ta
Cung đàn hòa sắc Em13 A!14
moäc . theákhoâng
(Sài Gòn,
31/01/2018)
T.B.: Bài
thơ “Cung đàn la thứ - Cung đời thứ tha”
có 14 cước chú về âm nhạc. Vì vậy, mộc.thếkhông nhờ mộc.quốckhanh hỗ trợ “Bảng chú giải âm nhạc” bên dưới. Xin
cảm ơn!
BẢNG CHÚ GIẢI ÂM NHẠC
Thực hiện: mộc.quốckhanh
Số
mục
|
Chú
giải
|
1
|
Dấu
giáng (b): dấu hóa (accidental) làm
giảm cao độ note nhạc xuống nửa cung đồng (không đổi tên note nhạc).
VD: Từ
note Si hạ xuống nửa cung đồng thành Sib.
|
2
|
Dấu
thăng (#): dấu hóa làm tăng cao độ note nhạc lên nửa cung đồng.
VD: Từ
note La nâng lên nửa cung đồng thành La#.
|
3, 4
|
Si
giáng (Sib), La thăng (La#): Hai note
nhạc này vang lên giống nhau, tức đồng âm (enharmonic) nhưng chỉ khác tên gọi và cách viết. Tuy nhiên, không
nên gọi tùy ý mà phải ghi đúng tên note theo thứ bậc cao độ trong âm giai (scale) chứa nó.
VD: Trong
âm thể Re thứ (Dm, d-moll), có note bậc VI là Sib, nếu ghi La#
là chưa chuẩn dù hai âm đó vang lên cùng cao độ.
|
5
|
Dấu
bình (♮): dấu hóa hủy bỏ ảnh hưởng của các
dấu thăng/giáng trước đó.
|
6
|
La
trừ: Trong âm
nhạc, không tồn tại note La trừ,
nhưng có một loại hợp âm ba (triad) được xây dựng bằng hai quãng 3 thứ với ký hiệu là: A-5
(đọc ‘La trừ năm’) hoặc Am-5
(đọc ‘La thứ trừ năm’) gồm
ba note: La–Do–Mib. Ngoài ra, hợp âm ba này còn có tên Adim
(viết tắt của ‘diminished’, đọc
‘La giảm’) hay A0 (đọc
‘La không’). Bốn ký hiệu hợp âm này
cho phép gọi, ghi tùy ý.
Đó không phải là hợp âm chủ (tonic
chord) trong thang âm, chỉ sử dụng có chọn lọc để giải quyết giai kết hay
giải kết (cadence) hoặc tạo hiệu
ứng cảm xúc âm nhạc đặc biệt nào đó, mà người ta tạm gọi là “hợp âm hoa mỹ” hay “hợp âm màu”. Xem ví dụ minh họa các
hợp âm trong bài ở mục 7 bên dưới.
|
7
|
La
cộng: một loại
hợp âm ba có ký hiệu A+ hay Aaug
(viết tắt của ‘augmented’, đọc ‘La cộng’) được cấu tạo bằng hai quãng
3 trưởng gồm ba note: La–Do#–Mi#. Đó cũng không phải là
hợp âm chủ, mà đóng vai trò “hợp âm màu”
trong một tiến trình hòa âm (chord
progression) có chủ đích của nhạc sĩ sáng tác.
VD: Hãy
thử chơi thật chậm rãi và nhẹ nhàng mạch hòa âm dưới đây để cảm nhận màu sắc
cảm xúc khác nhau do hai chuỗi hòa âm kết hợp tạo ra trong bốn hợp âm đầu
tiên và bốn hợp âm sau cùng:
[A è
A+ è A6 è
A7] è [D è Dm è
Ddim7 è E7].
La trưởng
(A): La–Do#–Mi.
La cộng (A+):
La–Do#–Mi#.
La sáu (A6):
La–Do#–Fa# (chủ ý bỏ bớt âm 5 note Mi).
La bảy (A7):
La–Do#–Mi–Sol♮.
Re trưởng
(D): Re–Fa#–La.
Re thứ (Dm):
Re–Fa–La.
Re giảm bảy
(Ddim7): Re–Fa–Lab–Dob.
Mi bảy (E7):
Mi–Sol#–Si–Re.
Lần đầu khảy các note
trong hợp âm vang lên cùng lúc theo hòa âm chiều dọc. Qua lần sau, đổi kiểu
đệm đàn bằng cách rải hợp âm lần lượt từng note một (arpège, arpeggio) theo hòa âm chiều ngang.
Chuỗi bốn hợp âm đầu
tiên khơi gợi cảm giác vui vẻ nhờ hợp âm A, sau đó cảm xúc này biến đổi sắc
thái tâm lý rõ rệt qua tiến trình hòa âm từ A+, A6 đến A7
nhờ sự chuyển hành tăng dần nửa cung dị ‘Mi#– Fa#–Sol♮’ (diatonic half-tone), trong đó A+ là “thủ phạm” gây ra cảm giác cứng cỏi, căng
thẳng tột đỉnh vì đó là hợp âm nghịch có quãng 5 tăng (La–Mi#). A7
là loại hợp âm bảy át, xuất hiện đúng vào thời điểm cần tìm điểm rơi để giải
quyết mọi ức chế tâm lý. Hợp âm D trong kết hòa âm ‘A7–D’ rất quen
thuộc được hân hoan chào đón trong trạng thái xả “stress” tự nhiên, xem như đánh dấu sự kết thúc chuỗi hòa âm đầu
tiên trong một sắc thái tươi vui mới.
Trong chiều hướng ngược
lại, chuỗi hòa âm tiếp theo tạo ra cảm giác mơ hồ “vui đó, buồn đây” do cặp ‘D–Dm’ hoán chuyển ly điệu đột ngột (temporary modulation) từ giọng trưởng
sang giọng thứ, như chưa kịp thưởng thức cái tươi sáng của Re trưởng (D) thì Re
thứ (Dm) buồn tối xâm chiếm hết không gian. Rồi cái cảm giác u buồn đó lại tiếp
tục được khoét sâu tới mức ủy mị, rã rời, chùng xuống chênh vênh tại Ddim7.
Ddim7 là loại hợp âm quãng 7 giảm với ba quãng 3 thứ “ma mị” chồng chất lên nhau, tạo hiệu
ứng xô đẩy trạng thái tâm lý rơi thỏm vào hố sâu của bế tắc, tuyệt vọng,
không lối thoát.
Nếu âm nhạc có dụng ý dừng
lâu hoặc dừng đột ngột ngay tại Ddim7 với âm sắc cực trầm âm u vang
vọng, nó sẽ kích hoạt một phản ứng tâm lý ngột ngạt đến nghẹt thở, ma quái
đến rợn người, như trạng thái rơi tự do hút hồn vào hư vô không trọng lực, mà
thuật ngữ âm nhạc gọi là “Diabolus in
musica” (Ma quỷ trong âm nhạc, theo bài viết chuyên đề của Tiến sĩ-Nhạc trưởng Nguyễn Bách) hay “diabolic interval” (tạm dịch “quãng ma quỷ”) bởi sắc thái kỳ quái của
quãng tam cung (tritone) có quãng 4
tăng rất nghịch âm (Fa–Si) mà theo huyền thoại có thể làm cho quỷ dữ xuất
hiện.
Cho đến khi âm nhạc chuyển
hành từ “hợp âm ma mị” Ddim7
đến hợp âm bảy át E7 để giải kết, lúc đó trạng thái tâm lý uất
nghẹn đến tức tưởi này mới được cởi trói, tháo gỡ khỏi cái nút thắt thòng
lọng đong đưa “xiết cổ” thính giả, xem
như kết thúc chuỗi hòa âm sau cùng trong một sắc thái u buồn giờ chỉ còn man
mác, chứ không tan tác, xơ xác nữa.
Từ E7 nhạc
sĩ có thể trở về hợp âm A trong giọng chính hoặc chuyển điệu sang Am (modal modulation) hay cung bậc khác để viết một đoạn nhạc mới. Tuy
nhiên, mọi sắc thái tâm lý đối kháng giữa vui-buồn, thuận-nghịch, mềm-cứng,
bế tắc-giải thoát… trong hòa âm chỉ mang tính tương đối tùy theo cảm xúc tương
tác từ người nghe. Nói cách khác, không có hòa âm nào hoàn toàn tuyệt đối
thuận nhĩ, và ngược lại cũng chẳng có hòa âm nào hoàn toàn tuyệt đối nghịch
nhĩ.
Nhờ vậy, lý thuyết kết
hợp thực hành sẽ thấy rất “phiêu”
và rất “phê”!
|
8
|
La
không: một loại
hợp âm ba có ký hiệu A0, chỉ là một tên gọi khác của hợp âm Adim ,
A-5 hoặc Am-5
như đã nêu ở mục 6 bên trên.
|
9
|
La
thứ: một loại
hợp âm ba quá đỗi quen thuộc, ký hiệu Am gồm ba note:
La–Do–Mi, mà những chàng trai mê nhạc và si tình ôm cây guitar rải nhẹ ba hợp
âm theo vòng ‘Am–Dm–E7’ (bậc I–IV–V7) trong những bản “xì-lô” mùi (slow) thầm gửi những cô gái!
|
10,
11, 12 |
Mi, Sol, Si: chơi chữ ba từ “Mi, Sol,
Si” trích ra từ hai khổ thơ số 10 và 11, rồi kết hợp chúng lại với nhau tạo
thành hợp âm Mi thứ (Em) gồm ba note: Mi–Sol–Si.
|
13
|
Em: vừa chơi chữ “Em”,
vừa ký hiệu hợp âm Mi thứ (Em) như đã nêu ở mục 10 bên trên.
|
14
|
A: vừa chơi chữ với thán từ reo vui ‘A!’, vừa ký hiệu hợp âm La trưởng (A) gồm ba
note ‘La–Do#–Mi’ để kết thúc trọn vẹn tác phẩm thi ca và
tác phẩm âm nhạc với sắc màu La trưởng
tươi sáng trong hoan hô, hoan hỉ./.
|
[thơ] Cung đàn la thứ - Cung đời thứ tha [tr.1] |
moäc . quoáckhanh
(Sài Gòn,
31/01/2018)
No comments:
Post a Comment